Sáng 25/11, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB&XH cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản tổ chức khai mạc Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” – Startup Kite 2021.
Startup Kite là cuộc thi hàng năm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh; thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị trong nhà trường vào cuộc sống; đồng thời kết nối các dự án có tính khả thi cao với các nhà đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại lễ khai mạc cuộc thi.
Cuộc thi được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 11/2021 với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0”, hướng đến các ý tưởng, dự án ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ số trong mọi lĩnh vực nhằm chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh Covid-19 và trạng thái bình thường mới.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH bày tỏ mong muốn các học sinh, sinh viên cần tập trung nghiên cứu, thể hiện được đầy đủ tâm huyết và trí tuệ với tinh thần đổi mới sáng tạo, vận dụng tối đa các kiến thức, kỹ năng để đưa ra những sáng kiến giải quyết các vấn đề của xã hội. Bà Hà cũng tin tưởng và hy vọng những dự án khởi nghiệp không chỉ để tham dự cuộc thi mà sẽ được triển khai trong thực tiễn, mang lại giá trị cho bản thân, cộng đồng và xã hội.
Theo bà Hà, kể từ khi phát động vòng thi cơ sở từ tháng 6 tới nay, cuộc thi đã nhận được 1.518 ý tưởng tham gia vòng sơ tuyển và 207 dự án của 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên 33 tỉnh, thành được lựa chọn vào vòng bán kết. Sau quá trình tuyển chọn khắt khe, ban tổ chức đã chọn ra 67 ý tưởng xuất sắc nhất vào vòng chung kết
.
Ban tổ chức tặng hoa cho ban giám khảo cuộc thi.
Về phía trường Cao Đẳng Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh có 1 đại diện lọt vào vòng chung kết là dự án số 57 “Xây dựng hệ thống chấm công thông minh ứng dụng trí tuệ kết hợp đo thân nhiệt tự động” của nhóm bạn Nguyễn Quốc Đại và Lâm Như Ý đến từ khoa Công Nghệ Thông tin.
Tóm tắt dự án: Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, công việc của nhiều người trong gần 2 năm vừa qua. Việc quản lý nhân viên trong tổ chức được đặt lên mức cao nhất để giảm tiếp xúc trực tiếp, ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Hệ thống chấm công thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp đô thân nhiệt tự động, là một giải pháp không chỉ đảm nhận nhiệm vụ chấm công thông thường mà còn là giải pháp công nghệ bảo vệ an ninh, an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và phòng tránh được các trường hợp nghi ngờ nhiễm covid-19 qua cảm biến đo thân nhiệt. Một số hình ảnh của đội thi TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM: