Mở lớp lập trình Nhúng(embedded) – Miễn phí

20-04-2022 Huỳnh Tân Phát

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM                                 ĐOÀN KHOA CNTT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN                             Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2022

THÔNG BÁO

Nhằm đẩy mạnh công tác Nghiên cứu khoa học (NCKH), khơi dậy lòng say mê học tập, ý thức khám phá sáng tạo trong sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng học tập, đoàn khoa CNTT đã phát động phong trào sinh viên NCKH và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên trong toàn Khoa. Để chuẩn bị tốt cho công tác NCKH sinh viên năm 2022-2023. Đoàn Khoa CNTT sẽ tổ chức chuỗi các lớp chuyên đề hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Ngày 05/05/2022 sẽ tổ chức lớp chuyên đề LẬP TRÌNH NHÚNG.

Đối tượng:

Sinh viên hiện đang học tập tại các ngành CNTT, Điện tử, Cơ điện tử, Tự động hóa..

Hình thức đăng ký:

Join vào nhóm Zalo với link sau: https://zalo.me/g/kmupbe141

Hoặc

Form đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf8wjGQeCghcIXsSYIm5lVv8dRMZ6eanElfATJWHcfYjEpWYQ/viewform

Mọi chi tiết liên hệ: Th.Phát (0772954377) – K.CNTT

Số lượng:

30 sinh viên

Thời gian

17h30-21h, các ngày trong tuần, bắt đầu từ ngày 05/05/2022

Địa điểm học:

          Phòng học: D209

Địa chỉ: 20 Tăng Nhơn Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Chương trình đào tạo:

Chương trình gồm 3 phần:

PHẦN 1: KỸ THUẬT LẬP TRÌNH C/C++

  • Điều kiện thực hiện môn học:
    • Máy tính xách tay (Windows, Visual Studio 201x)
  • Thời lượng: 45 tiết
  • Nội dung:
    • Tổng quan ngôn ngữ lập trình C
    • Tổ chức bộ nhớ trong chương trình C/C++
    • Con trỏ
    • Hướng đối tượng với C++
    • Đa luồng (Multithreading)
    • STL (Standard Template Library)
    • Preprocessor
    • Exception Handling
    • Signal Handling
  • Kiểm tra đánh giá: Thi thực hành trên máy, thời gian 120 phút

PHẦN 2: LẬP TRÌNH ARM CORTEX M4 – STM32

  • Điều kiện tham gia: Đạt yêu cầu học phần 1
  • Điều kiện thực hiện môn học:
    • Máy tính xách tay (Windows, Keil C ARM)
    • Board STM32F407 Discovery.
    • LCD TFT 3.2 Inch, ILI9341.
    • Bàn phím ma trận 4×4.
    • Mạch điều khiển động cơ DC L298
  • Thời lượng: 45 tiết
  • Nội dung:
    • Các khái niệm cơ bản về vi điều khiển
    • Giới thiệu trình biên dịch Keil C ARM
    • GPIO
    • Timer
    • PWM
    • LCD TFT
    • ADC
    • DAC
    • UART
    • I2C
    • SPI
    • CAN
    • USB
    • DMA
    • Hệ điều hành thời gian thực (FreeRTOS, uCOS)
    • Giao diện đồ họa với LCD TFT
    • Thuật toán PID

PHẦN 3: LẬP TRÌNH NHÚNG TRÊN LINUX

  • Điều kiện tham gia: Đạt yêu cầu học phần 2
  • Điều kiện thực hiện môn học:
    • Máy tính xách tay (Ubuntu)
    • Board Beaglebone Black hoặc Orange Pi Zero, …
  • Thời lượng: 45 tiết
  • Nội dung:
    • Tổng quan về hệ điều hành Linux
    • Thao tác với File và thư mục trong Linux
    • Quản trị Linux
    • Tổng quan về hệ thống nhúng trên Linux
    • Quá trình Boot của hệ thống nhúng
      • Boot loader
      • Kernel
      • Root file system
    • Biên dịch và tùy biến nhân Linux
    • Thực hành
    • GNU Make
    • Lập trình giao tiếp thiết bị
      • I/O
      • PWM
      • SPI
      • I2C
      • UART
    • Lập trình Device Driver
    • Lập trình giao diện với QT
    • Lập trình đa luồng trên Linux
    • Lập trình với OpenCV
    • Convolutional Neural Network
    • Robot Operating System (ROS)

 

Chú ý: Các lớp chuyên đề hoàn toàn miễn phí.

Bài viết khác

Quảng cáo

Video

Liên kết